ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/viqisapahosting/public_html/khangducconst.com/wp-includes/l10n.php on line 838
https://khangducconst.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Nguyên lý hoạt động của turbine gió - Khang Duc Investment & Construction JSC

Nguyên lý hoạt động của turbine gió

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Nguyên lý hoạt động của turbine gió

Năng lượng điện gió đang ngày càng được xã hội đón nhận bởi nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Giá của điện khai thác từ điện gió bằng xấp xỉ với giá điện từ nguồn hóa thạch, vì thế nhà nước có nhiều chính sách để ưu tiên phát triển nguồn năng lượng điện gió để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.

Nguyên lý hoạt động của turbine gió

Các turbine gió sẽ hoạt động, chuyển năng lượng của gió thành năng lượng cơ học và phát ra điện Turbine gió được đặt trên trụ cao để đón năng lượng gió giúp tốc độ quay nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.Turbine gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng, chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.

Hiện có 2 loại turbine gió, được lắp đặt trên đất liền hoặc ngoài khơi. Tháp turbine gió có thể lên tới 100m. Turbine gió có thể cấu tạo từ 2 hoặc 3 cánh quạt, chiều dài cánh từ 35-60m. Được thiết kế có thể quay dưới tác động của sức gió từ 10km/h trở lên. Tốc độ gió tối ưu là 50km/h. Tuy nhiên, khi gió quá mạnh (trên 90km/h), turbine gió sẽ ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Khi cánh quạt quay, nó khởi động trục quy tốc độ thấp bên trong vỏ turbine. Tốc độ quay của trục từ 30-60 vòng/ phút chưa đủ để tạo ra điện. Nhưng trục quay sẽ liên kết với hộp số bên trong làm tốc độ quay tăng cao lên tới 1.200-1.500 vòng/ phút. Trục quay thứ 2 này liên kết trực tiếp với máy phát điện. Máy phát có nhiệm vụ biến đổi động năng thành điện năng. Điện sau đó được đưa tới trạm biến áp qua hệ thống dây điện hoặc cáp ngầm để tăng áp trước khi hòa vào lưới điện.

Công suất các lại tua-bin gió

Dãy công suất tua-bin gió thuận lợi từ 50 kW tới công suất lớn hơn cỡ vài MW. Để có dãy công suất tua-bin gió lớn hơn thì tập hợp thành một nhóm nhưng tua-bin với nhau trong một trại gió và nó sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn cho lưới điện.

Các tua-bin gió loại nhỏ có công suất dưới 50 kW được sử dụng cho gia đình. Viễn thông hoặc bơm nước đôi khi cũng dùng để nối với máy phát điện diesel, pin và hệ thống quang điện. Các hệ thống này được gọi là hệ thống lai gió và điển hình là sử dụng cho các vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có lưới điện, những nơi mà mạng điện không thể nối tới các khu vực này.

Nguồn năng lượng sạch, vô tận

Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Đây là điều tiên quyết đem lại lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng hóa thạch vốn có hạn. Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện kinh tế cho các vùng nông thôn. Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất của họ bởi vì tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhỏ đất trồng

Năng lượng điện gió không tạo ra khí CO2 như điện than, vì thế khi xây dựng, các nhà đầu tư không cần đầu tư máy móc xử lý môi trường. Vừa chống biến đổi khí hậu, năng lượng gió còn tạo cơ hội nghề nghiệp, công ăn việc làm cho người dân địa phương. Cũng cố đời sống vật chất cho bà con tại những nơi hẻo lánh, vùng biển đảo còn gặp khó khăn.


Dịch vụ liên quan

Tư vấn thi công điện gió

Thi công lắp đặt năng lượng mặt trời

Theo Năng lượng Việt Nam/ Vnexpress

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục