Ưu, nhược điểm khi sử dụng cừ Larsen

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Ưu, nhược điểm khi sử dụng cừ Larsen

Cừ Larsen được sử dụng rất phổ biến trong thi công công trình xây dựng nền mống như cao ốc, cầu đường, bến cảng… Cừ laren có tác dụng rất lớn trong việc chóng sụt lún cho các công trình lớn, quy mô bởi những thông số kỹ thuật ấn tượng, đạt chuẩn.

Ưu điểm khi sử dụng cừ Larsen:

  • Khả năng chịu ứng suất động khá cao (cả trong quá trình thi công lẫn trong quá trình sử dụng).
  • Khả năng chịu lực lớn trong khi trọng lượng khá bé.
  • Cọc ván thép có thể nối dễ dàng bằng mối nối hàn hoặc bulông nhằm gia tăng chiều dài.
  • Cừ larsen có thể sử dụng nhiều lần, do đó có hiệu quả về mặt kinh tế.

Nhược điểm khi sử dụng cừ Larsen:

Nhược điểm lớn nhất của cừ larsen là tính bị ăn mòn. Tuy nhiên, có thể khắc phục bằng cách như: sơn phủ chống ăn mòn, mạ kẽm, chống ăn mòn điện hóa hoặc có thể sử dụng loại cọc ván thép được chế tạo từ loại thép đặc biệt có tính chống ăn mòn cao. Khách hàng có thể chọn loại cọc ván thép với độ dày phù hợp đã xem xét đến sự ăn mòn của cừ Larsen.

Một số kích thước tiêu biểu của cừ Larsen:

Chủng loại Chiều rộng Chiều cao Độ dầy Trọng lượng (kg)
FSP-IA 400 85 8.0 35.5
FSP-II 400 100 10.5 48
FSP-III 400 125 13.0 60
FSP-IV 400 170 15.5 76.1
FSP-V1 500 200 24.3 105
FSP-VI1 500 225 27.6 120
NSP-IIw 600 130 10.3 61.8
NSP-IIIw 600 180 13.4 81.6
NSP-IVw 600 210 18.0 106

Một số lưu ý khi ép cừ Larsen:

  • Ép cừ larsen bằng búa rung thì cần đảm bảo đầu búa đặt đúng đầu cọc cừ.
  • Tăng từ từ tần số rung của búa đến khi cọc xuống ổn định mới cho tăng cao tần số rung.
  • Đảm bảo nền đất để tránh hiện tượng sụt lún làm nghiêng, lệch máy ép.
  • Không sử dụng thiết bị máy ngay dưới đường dây cao thế.
  • Cần trang trị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo quy định.
  • Chuẩn bị các biển cảnh báo cần thiết quanh công trường khi thi công ép.
Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục