Pin mặt trời có tuổi thọ rất cao, từ 25 – 35 năm. Tuy nhiên, nếu bạn bảo trì pin năng lượng mặt trời không đúng cách và thường xuyên, tuổi thọ pin giảm sút và gây ảnh hưởng đến khả năng tạo nguồn điện cho gia đình và Doanh nghiệp của bạn.
Cách bảo trì pin năng lượng mặt trời hiệu quả nhất chính là thường xuyên vệ sinh
Vệ sinh pin năng lượng mặt trời khoảng 4 lần/ năm sẽ duy trì chế độ làm việc hiệu quả và khai thác hết công suất của tấm pin. Tùy vào cách thiết kế pin nằm nghiêng hay phẳng mà cách vệ sinh khác nhau. Những tấm pin nằm nghiêng sẽ có lợi thế khi trời mưa. Mưa giúp làm sạch 1 phần các vết bẩn hay xác lá cây bám trên pin mặt trời, tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên vệ sinh thủ công bằng xà phòng, khăn lau và vòi xịt nước áp suất thấp. Các tấm pin nền ( lắp dưới đất) sẽ dễ dàng vệ sinh hơn so với pin lợp (trên mái nhà).
Nên kiểm tra sản lượng điện hàng tháng
Hiện nay, hệ thống năng lượng mặt trời đều có giám sát từ xa nên các bạn hoàn toàn có thể theo dõi sản lượng điện sản xuất như thế nào và “bắt mạch” tấm pin. Nếu các thiết bị điện đều hoạt động tốt mà việc sản xuất điện giảm dần thì có thể pin mặt trời có vấn đề. Một số hệ thống đã lắp đặt từ lâu không có hệ thống giám sát từ xa có thể xem trực tiếp trên màn hình bộ hòa lưới hoặc công tơ điện lắp cùng hệ thống. Nên kiểm tra sản lượng điện hàng tháng và đặc biệt ở khu vực trong thành thị hay gần các nhà máy. Những khu vực bụi nhiều như gần nhà máy nhiệt điện, gần nhà máy bê tông, xi măng… sẽ gây bám bụi lên bề mặt tấm pin hơn mức bình thường nên bạn cần làm sạch tấm pin cẩn thận hơn.
Kiểm tra thiết bị dây dẫn, tủ điện, CB, các đầu nối,…
Ngoài vệ vinh pin hàng quý, bạn nên kiểm tra các thiết bị như: dây dẫn, CB, đầu nối.. trong tủ điện. Bạn nên lưu tâm các giàn khung không gỉ sét, dây dẫn không bong tróc, giàn pin sạch sẽ, các thiết bị trong tủ điện vẫn vận hành tốt. Kiểm tra thông số của bộ hòa lưới inverter,đảm bảo xung quanh inverter không bị các thiết bị phát nhiệt khác lắp gần có thể gây nóng inverter hoặc làm giảm khả năng giải nhiệt của inverter.
Hiệu suất của Pin năng lượng mặt trời phụ thuộc bởi thời tiết và góc nghiêng hợp lý
Hiệu suất của Pin năng lượng mặt trời chỉ đạt từ 85 – 90% hiệu suất tiêu chuẩn vì có các tác nhân tác động lớn đến hiệu suất của Pin như: điều kiện khí hậu, hướng lắp đặt, góc nghiêng lắp đặt, chất lượng của các tế bào quang, chế độ bảo dưỡng.
Khi ánh sáng yếu, mưa, thời tiết âm u thì Pin mặt trời sẽ không hoạt động hoặc với hiệu quả rất thấp.
Khi lắp đặt cần phải quan tâm đến độ nghiêng của thiết bị. Ở Việt Nam góc nghiêng tối ưu nhất khi lắp đặt năng lượng mặt trời là 15 – 45 độ, độ dốc nghiêng thấp dần về phía Nam.
Bài liên quan: Tại sao phải vệ sinh pin năng lượng mặt trời?