ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/viqisapahosting/public_html/khangducconst.com/wp-includes/l10n.php on line 838
https://khangducconst.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Phát triển điện gió ngoài khơi: Đừng để cơ hội trôi đi chỉ vì thiếu hành lang pháp lý - Khang Duc Investment & Construction JSC

Phát triển điện gió ngoài khơi: Đừng để cơ hội trôi đi chỉ vì thiếu hành lang pháp lý

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Phát triển điện gió ngoài khơi: Đừng để cơ hội trôi đi chỉ vì thiếu hành lang pháp lý

(KTSG Online) – Với tiềm năng to lớn, điện gió ngoài khơi đang được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là cơ hội để Việt Nam mở ra một lĩnh vực phát triển mới, và cũng là con đường có thể giúp Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhưng cơ hội đó đang có nguy cơ bị bỏ phí chỉ vì thiếu hành lang pháp lý.

Điện gió trỗi dậy

Trước các yêu cầu cấp bách về chống biến đổi khí hậu và các cam kết đạt Net-zero của các quốc gia và cũng như các tập đoàn lớn, thế giới đang ghi nhận sự dịch chyển mạnh mẽ sang phát triển năng lượng tái tạo để thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch. Trong xu thế đó, các tập đoàn dầu khí lớn đã bắt đầu chi hàng chục tỉ đô la vào chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong khi giảm dần danh mục đầu tư các dự án năng lượng hóa thạch. Trong đó, điện gió ngoài khơi đang nổi lên như một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn nhất.

Phát triển điện gió ngoài khơi: Đừng để cơ hội trôi đi chỉ vì thiếu hành lang pháp lý

Các chuyên gia cho rằng, để có thể phát triển điện gió ngoài khơi với quy mô lớn, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Với kinh nghiệm triển khai các dự án dầu khí ngoài khơi (chia sẻ chuỗi cung ứng và công nghệ), sự tham gia của các tập đoàn dầu khí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến điện gió ngoài khơi sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chỉ ra rằng, kinh nghiệm chuyên môn của ngành công nghiệp dầu khí có thể chi phối đến 40-45% chi phí của một dự án điện gió ngoài khơi.

Hiện nay, các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi hầu hết là các tập đoàn dầu khí lớn, như: Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron, CNOC, Petronas… Trong đó, có những công ty, như Orsted của Đan Mạch, đã chuyển hoàn toàn sang các dự án năng lượng tái tạo. Orsted hiện có hơn 11.000 MW điện gió ngoài khơi và đặt mục tiêu đạt 50.000 MW công suất lắp đặt vào năm 2030.

Equinor (Na Uy) cũng giảm dần tỷ trọng dầu khí và tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo. Hiện Equinor có gần 12.000 MW điện gió ngoài khơi đang phát triển, trong đó một số dự án đã được đưa vào vận hành.

Ở Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) đã lập công ty năng lượng tái tạo Gentari và mua 29,4% cổ phần dự án điện gió ngoài khơi Hải Long tại Đài Loan.

Cơ hội phát triển ở Việt Nam là rất lớn

Với chiều dài bờ biển hơn 3.400 km, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá là có nguồn tài nguyên gió tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 599.000 MW…

Đáng chú ý, Việt Nam cũng có chuỗi cung ứng cho ngành dầu khí đã được thiết lập tốt, có thể sử dụng gần như ngay lập tức hoặc chuyển đổi nhanh chóng để hỗ trợ thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng hoặc thiết lập hệ thống hạ tầng cần thiết để phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.

Các chuyên gia cho rằng phát triển điện gió ngoài khơi là cơ hội để Việt Nam có thể cung cấp một nguồn năng lượng xanh lớn với chi phí hiệu quả nhằm phát triển kinh tế trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp dần cạn kiệt, đồng thời hỗ trợ đất nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP26.

Mục tiêu này cũng mở ra cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ tham gia vào chuỗi cung ứng cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi mà còn có thể trực tiếp thực hiện đầu tư, phát triển các dự án trong ngành này, sản xuất điện phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Tiềm năng là vậy nhưng việc tham gia phát triển điện gió ngoài khơi của các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hành lang pháp lý, như chưa phê duyệt quy hoạch không gian biển quốc gia nên chưa có căn cứ xác định phạm vi quản lý biển; pháp luật về đầu tư chưa quy định cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án loại này; quy định về thủ tục, trình tự, hồ sơ, quản lý hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển, gió cũng chưa có…

Vì những bất cập nêu trên, vào tháng 6-2023, tập đoàn năng lượng Orsted – nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới đã tuyên bố rút khỏi Việt Nam sau nhiều năm theo đuổi các cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và hai năm thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang xem xét lại chính sách của họ, không ưu tiên thị trường Việt Nam nữa. Và như vậy Việt Nam sẽ mất rất nhiều, từ thu hút đầu tư nước ngoài đến việc đạt được các mục tiêu về phát thải ròng, trong khi nguồn cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất lại đang thiếu hụt.

Suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi là rất lớn, khoảng 2,5-3 tỉ đô la Mỹ cho 1.000 MW công suất và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát. Nếu không thu hút được nguồn lực từ nước ngoài và triển khai ngay từ bây giờ thì mục tiêu 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030 theo Quy hoạch điện 8 sẽ khó có thể đạt được.

Doanh nghiệp dầu khí Việt bắt đầu chuyển dịch

Trong bối cảnh vừa nêu, các chuyên gia nhận định rằng giai đoạn hiện nay chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam khởi động và nhập cuộc vào ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi. Tuy nhiên, để có một thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh về sau, trước hết cần phải có ngay các giải pháp, phương án để chạy “thí điểm” các dự án ở giai đoạn đầu.

Việt Nam cần nhanh chóng lựa chọn các nhà đầu tư, có các định chế đặc cách, sau đó là hoạch định chính sách, kết nối, khởi tạo chuỗi cung ứng… Trong xu thế mới, nếu không nhanh chóng nhập cuộc, cơ hội sẽ biến thành thách thức, khi đã có người khác làm, các mắt xích trong chuỗi cung ứng đã đầy đủ, tức là đã “đâu vào đấy” rồi, cơ hội sẽ ngày càng bị thu hẹp lại.

Thực tế, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã bắt đầu có những chuyển động mới để đón bắt các cơ hội trong lĩnh vực mới. Với lợi thế tương đồng với các dự án dầu khí ngoài khơi cùng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, PVN và các đơn vị thành viên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động tiền đề để thúc đẩy các dự án.

Dù đã khẳng định được năng lực, kinh nghiệm và có nhiều lợi thế khi triển khai thành công nhiều dự án dầu khí ngoài khơi trong nhiều năm liền, nhưng khi chuyển đổi từ lĩnh vực dầu khí, các đơn vị này sẽ phải có những bước chuyển mình và thay đổi rõ rệt để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng của ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Một thành viên của PVN là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt nam (PTSC) với lợi thế nhiều chục năm cung cấp dịch vụ cho các dự án dầu khí lớn trong nước và quốc tế, cùng với hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất sẵn có, đang được các khách hàng là những nhà phát triển điện gió ngoài khơi hàng đầu trên thế giới tin tưởng trao cho các hợp đồng như chế tạo 33 chân đế cho dự án trang trại điện gió ngoài khơi tại Đài Loan của Orted; các hợp đồng chế tạo 9 giàn tăng áp ngoài khơi (Offshore Sub-Station – OSS) cho các dự án tại Đài Loan và Ba Lan với tổng giá trị các hợp đồng lên tới hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ.

Đây chính là bước tạo đà cho các doanh nghiệp Việt Nam đặt chân vào chuỗi cung ứng cho ngành điện gió ngoài khơi. Việc triển khai thành công các dự án trên không những sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế, năng lực ở vai trò nhà thầu chuyên nghiệp cho các dự án quốc tế trong lĩnh vực này, góp phần củng cố cho mục tiêu trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu, mà còn giúp PTSC từng bước làm chủ công nghệ phát triển dự án điện gió ngoài khơi để tự tin tham gia vào các dự án với vai trò là nhà đầu tư phát triển dự án.

Và thực tế là ngày 27-10-2023 liên danh PTSC và Sembcorp đã nhận được quyết định phê duyệt có điều kiện dự án nhập khẩu điện từ Việt Nam của Cơ quan Quản lý năng lượng Singapore (EMA). Theo đó, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Singapore nhập khẩu 1.200 MW điện từ nguồn điện gió ngoài khơi của liên danh PTSC-Sembcorp, sau khi phía Việt Nam đã cấp giấy phép khảo sát biển cho PTSC vào tháng 8-2023 để phát triển trang trại điện gió ngoài khơi với công suất 2.300 MW nhằm mục đích xuất khẩu sang Singapore.

Đây cũng là những MW điện cuối cùng trong kế hoạch nhập khẩu 4.000 MW “điện xanh” của Singapore từ nay đến năm 2030 phục vụ chiến lược Net Zero. Bởi trước đó, EMA đã cấp phép nhập khẩu 2.000 MW từ Indonesia và 1.000 MW từ Campuchia đối với nguồn “điện xanh”.

Các chuyên gia nhận định, nay là thời điểm chín muồi để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và mong Chính phủ sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng và nhất quán, điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp mới và cũng rất quan trọng này. Trong đó, vấn đề cần Chính phủ giải quyết sớm là xây dựng lộ trình phát triển; các cơ chế, chính sách cụ thể để có thể thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; tạo được niềm tin để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Nguồn: https://thesaigontimes.vn.

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục