Nhu cầu sử dụng điện đang ngày càng tăng lên tại Việt Nam( trung bình là 10%/ năm ) là 1 thách thức rất lớn cho ngành điện khi nguồn năng lượng hóa thạch chiếm tỉ trọng lớn đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.Vì vậy, Cơ hội phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời ( gọi chung là năng lượng tái tạo – NLTT ) là rất lớn bởi đặc tính dễ tái tạo và không gây hiệu ứng nhà kính.
Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với thời tiết nắng nóng quanh năm, Việt Nam có triển vọng để phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Nguồn NLTT có vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện, góp phần phát triển hệ thống điện tại Việt Nam cũng như khả năng “cạnh tranh” với nguồn điện truyền thống.
Chiến lược và mục tiêu năng lượng tái tạo
Theo báo cáo của diễn giả Nguyễn Anh Tuấn, Viện NL Bộ Công Thương cho biết chiến lược và mục tiêu năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Thông qua bảng báo cáo này cho thấy nguồn điện từ năng lượng gió và mặt trời đang được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư và chính phủ bởi tính ưu việt và có thể thay thế cho năng lượng điện hóa thạch.Theo TS. Phạm Cảnh Huy, Trưởng Bộ môn Kinh tế Công nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Sự phát triển nhanh về khoa học và công nghệ cùng với chi phí đầu tư cho NLTT đang giảm mạnh và cạnh tranh. Theo đánh giá của IRENA, chi phí phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giảm 59% và năng lượng gió có thể giảm 26% trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2025.
Cụ thể chi phí phát điện trung bình đối với điện gió trên bờ có thể giảm 26% và lên đến 35% với điện gió ngoài khơi. Đối với Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời CSP (concentrated solar power) có thể giảm ít nhất 37% và Công nghệ quang điện PV (Solar Photovoltaic) có thể giảm đến 59%. Áp lực cạnh tranh giữa nguồn điện được sản xuất từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời với nguồn điện từ hóa thạch sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chi phí đầu tư và phát triển nguồn NLTT có khả năng giảm mạnh trong tương lai.
Tác động đến môi trường
Tác động đến môi trường của NLTT đến môi trường rất nhỏ và an toàn so với năng lượng hóa thạch. Theo IPCC, trong các đánh giá về nguy cơ nóng lên toàn cầu của các nguồn năng lượng, các tuabin gió có giá trị trung bình 12 và 11 g CO2/kWh, tùy thuộc vào việc tuabin lắp ở ngoài khơi hay trên bờ. So với các nguồn carbon thấp khác, tuabin gió có rủi ro làm nóng lên toàn cầu thấp nhất trên mỗi đơn vị năng lượng điện được tạo ra.
Công nghệ phát điện từ năng lượng tái tạo phù hợp với xu thế hiện nay.
Sau khi Việt Nam cam kết giảm khí thải trong thỏa thuận tại COP21 (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu) thì triển vọng công nghệ phát điện từ năng lượng tái tạo là rất lớn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững của nền kinh tế. Khi tỷ lệ điện sản xuất từ NLTT gia tăng do suất đầu tư cho điện gió và điện mặt trời giảm mạnh theo xu thế hiện nay thì tỷ lệ công suất nguồn điện từ NLTT hoàn toàn là khả thi.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết: “Việt Nam đang là 1 trong 10 nước có nhu cầu tăng trưởng điện lớn nhất thế giới và để đáp ứng được nhu cầu điện từ nay đến năm 2030 thì chúng ta sẽ vẫn phát triển các nguồn năng lượng truyền thống như than, khí, dầu, thủy điện song song với việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện năng lượng mặt trởi, điện gió” để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.
Việt Nam nẳm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bình quân giờ nắng từ 2500-3000h/ năm là điệu kiện thuận lợi để triển khai năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
- Lợi ích của năng lượng điện gió
- Lợi ích khi sử dụng năng lượng mặt trời
- 5 trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
- Điện gió: “Chìa khóa” của chiến lược năng lượng bền vững tại Việt Nam
- Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đang chuyển sang dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió
- Công trình nhà máy điện mặt trời