Cách ông lớn ngành năng lượng giảm phát thải 

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Cách ông lớn ngành năng lượng giảm phát thải 

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, tối ưu hiệu suất sử dụng và số hóa vận hành là giải pháp Schneider Electric áp dụng để giảm thải 70% CO2, xây dựng nền kinh tế xanh.

Ngành năng lượng (điện, nhiệt, vận tải) hiện chiếm hơn 80% lượng phát thải CO2 toàn cầu. Đây là con số do ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Vietnam và Campuchia nêu ra trong buổi trò chuyện cùng VnExpress.

Thực trạng về khí thải toàn cầu đặt ra nhiều bài toán cho các đơn vị trong ngành năng lượng. Vì vậy, từ gần hai thập kỷ trước, Schneider Electric thể hiện sự quan tâm đặc biệt với xu hướng tăng trưởng xanh. 75% doanh thu tập đoàn đến từ các sản phẩm xanh, giúp những đơn vị sử dụng tiết kiệm 120 megaton khí thải CO2 và 30 triệu người tiếp cận nguồn năng lượng thân thiện môi trường.

Giảm thải nhờ chuyển đổi nguồn cung – cầu

Theo tính toán của ông Lâm, với công nghệ từ tập đoàn, 70% phát thải CO2 có thể được loại bỏ. Điều này đến từ nhóm giải pháp cho cả hai phía cung và cầu năng lượng.

Ông Đồng Mai Lâm nêu nhiều giải pháp tăng trưởng xanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở phía nguồn cung, năng lượng hóa thạch (như than, dầu khí) dần chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, mặt trời… Đồng thời, tập đoàn áp dụng các công nghệ lưu trữ điện, lưới điện thông minh để đảm bảo cung cấp nguồn điện sạch và hiệu quả.

Chiều ngược lại, với người dùng, giải pháp tập trung vào việc điện hóa như chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện và tối ưu hóa sử dụng năng lượng bằng cách số hóa, cải tiến quy trình, nâng cấp công nghệ…

“Các giải pháp ở phía cung và cầu năng lượng chiếm tỷ trọng lần lượt 45% và 55%. Vậy nên cần kết hợp đồng bộ, cấp thiết”, vị tổng giám đốc nhấn mạnh.

Chuyển đổi số trong ngành năng lượng

Nếu điện hóa giúp tạo ra năng lượng xanh, số hóa chính là chìa khóa trong lộ phát triển bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả trong mọi động của công ty, bao gồm tối ưu năng lượng. Dễ thấy nhất, số hóa rút ngắn mọi quy trình vận hành, thúc đẩy doanh thu, nâng cao lợi nhuận và tăng cường hình ảnh doanh nghiệp.

Đầu tư vào chuyển đổi số không chỉ nằm ở vấn đề về lợi ích ngắn hạn hay thời gian thu hồi vốn. “Đó là câu chuyện cạnh tranh sống còn, tạo nên đà bứt phá cho doanh nghiệp, sử dụng năng lượng hiệu quả trước những thách thức của thời cuộc”, ông Lâm nói.

Vị này tin rằng, chuyển đổi số trong quản lý năng lượng giúp biến những thứ vô hình như năng lượng trở thành hữu hình. Chuyển đổi số trong quản lý năng lượng có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản như thay thế đồ hồ kim bằng đồng hồ điện tử, ghi chép thủ công đổi thành thu thập và phân tích dữ liệu năng lượng tiêu thụ bằng phần mềm.

Khi mọi mắt xích trong hệ thống năng lượng được số hóa, các hộ gia đình, tòa nhà, nhà máy cho đến đơn vị truyền tải điện và phát điện đều có thể nhìn thấy được dòng năng lượng. Họ sẽ biết rõ mức độ tiêu thụ, đánh giá độ hiệu quả, từ đó xây dựng quy trình quản lý và tối ưu hóa sử dụng. Đó chính là quá trình hữu hình năng lượng.

Bắt tay vào chuyển đổi số, doanh nghiệp nên xây dựng lộ trình phát triển lâu dài, lập kế hoạch nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Việc giảm phát thải carbon song hành cùng lợi ích gia tăng lợi nhuận khi giảm bớt thao tác thủ công, rút ngắn thời gian vận hành. Xa hơn, doanh nghiệp sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về phát thải, tài nguyên và năng lượng.

Mô hình đặc thù cho từng lĩnh vực

Tuy là con đường tất yếu cho tương lai bền vững, nhưng hành trình hướng tới kinh tế xanh không ít thách thức. Đại diện Schneider phân tích, nhận thức toàn diện và bài toán chi phí là rào cản lớn nhất trong định hướng kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, tốc độ chuyển đổi số chưa trở thành ưu tiên hàng đầu, bởi mục tiêu về doanh thu – lợi nhuận vẫn là chiến lược tập trung của hầu hết đơn vị.

Để chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh cần xây dựng mô hình giá trị cho kinh tế xanh của từng ngành. Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản, Schneider đưa ra mô hình giá trị cho tòa nhà xanh “Building value framework”. Chủ đầu tư có thể dựa vào đây để bao quát các giá trị tổng thể của một tòa nhà xanh bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, năng lượng.

“Khi thấy các lợi ích như giá trị bất động sản tăng lên, giá thuê tăng lên, giảm chi phí vận hành, cư dân hài lòng hơn, thương hiệu tăng… Tôi tin rằng, các doanh nghiệp sẽ chú trọng tới chuyển đổi xanh”, ông Mai Lâm kỳ vọng.

Mô hình này áp dụng tại tòa nhà IntenCity thuộc tập đoàn Grenoble đặt tại Pháp. Toàn bộ tòa nhà lắp đặt hệ thống tiết kiệm điện và lưới điện (microgrid), ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng xanh tại chỗ với 4.000 m2 quang điện, 2 tua-bin gió, bộ lưu trữ pin 300 kW. Kiến trúc số hóa thông qua mô hình BIM và mô phỏng năng lượng. Hệ thống giám sát quản lý năng lượng cập nhật liên tục, bảo đảm không gian làm việc linh hoạt, an toàn cho người sử dụng.

Kết quả, mức phát thải ròng về số không, tiết kiệm 37 kWh điện trên mỗi m2 trong một năm – hiệu quả gấp 10 lần so với các tòa nhà hiện có ở châu Âu. Tiết kiệm 970 MWh từ các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ – đủ cung cấp điện cho 200 hộ gia đình.

Một giải pháp khác, theo ông Lâm, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng loại hình năng lượng và nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm dịch vụ có liên quan cũng tác động mạnh mẽ đến môi trường và mục tiêu giảm phát thải. Do đó, thay đổi nhận thức về môi trường cũng như tư duy kinh doanh xanh sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc triển khai kế hoạch, mang lại giá trị lớn cho chính các doanh nghiệp, cộng đồng.

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục