Covid-19 có thể gây thiệt hại hơn 6,6 tỷ USD của thị trường điện gió tại Việt Nam

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Covid-19 có thể gây thiệt hại hơn 6,6 tỷ USD của thị trường điện gió tại Việt Nam

Theo số liệu tính toán của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam sẽ có khoảng 4.000 MW dự án điện gió “lỡ hẹn” vận hàng thương mại (COD).

Nhiều “ông lớn” mạnh tay đổ vốn vào năng lượng tái tạo

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 năm qua dòng vốn FDI và nhiều “ông lớn” trong nước đã đổ mạnh vào ngành năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, năm 2020, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện thu hút tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, cao gấp 38 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó.

Báo cáo của KPMG cũng chỉ ra, trong năm 2020 có 35% các dự án đăng ký FDI mới là trong lĩnh vực năng lượng (5,081 tỷ USD, với 20 dự án mới), đứng vị trí số 2 chỉ sau ngành công nghiệp sản xuất.

Hơn một năm trước, Việt Nam chỉ có khoảng 400 MW công suất phát điện từ gió được lắp đặt, thì nay, cả nước đã có hơn 2.000 MW dự án điện gió đang hoạt động hoặc đang được xây dựng. 

Trước đó, tại công văn số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 7.000 MW từ các dự án điện gió mới vào quy hoạch tổng thể ngành điện của Việt Nam, trên cơ sở báo cáo và đề nghị của Bộ Công Thương tại các công văn số 1931/BCT-ĐL ngày 19/03/2020, và số 3299/BCT-ĐL ngày 08/05/2020, về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió.

Covid-19 có thể “đánh bay” hơn 6,6 tỷ USD 

Số liệu mới nhất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5 MW đăng ký vận hàng thương mại (COD) thì đến ngày 22/10/2021, mới có 28 nhà máy điện gió với tổng công suất 1.247,4 MW đã được công nhận COD.

Như vậy, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, hàng chục dự án còn lại sẽ phải hoàn thành nếu muốn hưởng giá FIT. 

Còn theo số liệu tính toán của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), do tác động của đại dịch Covid-19, sẽ có khoảng 4.000MW dự án điện gió “lỡ hẹn” COD, dẫn đến tổn thất rất lớn về đầu tư và việc làm trong tương lai. Với rủi ro tài chính ước tính ở mức 6,51 tỷ USD chi phí tài sản cố định, và 151 triệu USD chi phí vận hành hàng năm. 

Trước thực trạng trên, GWEC và ngành điện gió toàn cầu kiến nghị Chính phủ, cho phép giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, như một biện pháp cứu trợ Covid-19 cho ngành điện gió Việt Nam.

Ông Ben Blackwell đề xuất:

“Sự hỗ trợ đó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc đầu tư, và phát triển các dự án điện gió được duy trì, dù cho có xảy ra những khó khăn trong thời đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà phát triển dự án. Tại Việt Nam, các biện pháp hỗ trợ tương tự cũng rất cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp điện gió trên bờ còn non trẻ, đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.”

Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC chia sẻ:

Việt Nam là 1 trong những thị trường điện gió có tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho ngành điện gió trên bờ, với tổng công suất đã vượt 500MW tính đến hết năm 2020. Chính phủ cần lùi thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT, để tạo điều kiện cho 4.000MW dự án điện gió có hiệu quả kinh tế, và khả năng hiện thực hoá hoàn thành trong thời hạn hợp lý. 

Đây không phải là vấn đề nhỏ, vì nếu mất đi khối lượng dự án điện gió này, cũng đồng nghĩa giáng một đòn mạnh vào môi trường đầu tư năng lượng tái tạo, và hậu quả là một chu kỳ phá sản mà thị trường điện gió Việt Nam có thể mất nhiều năm để phục hồi”.

Bổ sung thêm, ông Mai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam cho rằng, việc xem xét gia hạn áp dụng giá FIT điện gió thêm một thời gian là rất cần thiết. Nếu không được gia hạn thì trong số hàng trăm dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN sẽ có rất nhiều dự án gặp khó.

Trước hết là vấn đề vốn, bởi vì suất đầu tư dự án điện gió khá cao. Suất đầu tư 1 MW điện gió khoảng 2 triệu USD. Tiếp đến, các dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tài chính cũng như giá bán điện sau khi hết hạn giá FIT, nên các nhà đầu tư sẽ đối mặt nhiều rủi ro.

Nguồn: CafeF.vn

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục