Thử nghiệm thiết bị nâng hạ cánh trụ điện gió

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Thử nghiệm thiết bị nâng hạ cánh trụ điện gió

Thiết bị nhập khẩu từ Đức, có thể nâng cánh điện gió dài 74 m, nặng 20 tấn, được thử nghiệm để cấp phép tại Việt Nam.

Ngày 17/6, tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với nhiều đơn vị chứng kiến việc thử nghiệm thiết bị nâng hạ khi vận chuyển cánh điện gió trên đường bộ. Việc này nhằm có cơ sở cấp phép cho thiết bị hoạt động tại Việt Nam, phục vụ dự án điện gió trên cả nước, trước mắt là tại Quảng Trị và Gia Lai.

Thử nghiệm thiết bị có tính năng nâng hạ cánh quạt điện gió. Video: Hoàng Táo

Trước đây, cánh điện gió được vận chuyển bằng đầu kéo và rơ moóc dài gần 93 m, rất khó khăn khi qua các góc cua hẹp và độ dốc lớn. Thiết bị mới có khả năng nâng cánh điện gió lên cao, giảm chiều dài của phương tiện để qua góc cua hẹp, đồng thời tránh chướng ngại vật như dây điện, nhà cửa…

Đơn vị thực hiện thử nghiệm là Công ty TNHH CEA Project, vận chuyển các thiết bị điện gió cho dự án nhà máy điện gió Liên Lập, xây dựng tại 2 xã Tân Liên và Tân Lập, huyện Hướng Hóa.

Thiết bị có tên FTV550 Blade Lifter, sản xuất tại Đức, góc nâng tối đa 60 độ, góc quay 360 độ. Bộ thiết bị nâng hạ cánh điện gió lắp đặt trên 2 rơ moóc thủy lực, chuyên dùng vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và dùng đầu kéo chuyên dụng vận chuyển.

Thử nghiệm thiết bị nâng hạ cánh trụ điện gió
Ông Brett Malcolm (phải) điều khiển nâng cánh điện gió để vượt qua chướng ngại vật trên quốc lộ 9. Ảnh: Hoàng Táo

Hai người điều khiển bộ thiết bị gồm một người phụ trách rơ moóc thủy lực và một người phụ trách thiết bị nâng hạ cánh điện gió. Trên đuôi cánh quạt điện gió gắn đồng hồ đo tốc độ gió để đảm bảo việc vận hành an toàn. Tốc độ gió đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn là dưới 36 km/h.

Trong buổi thử nghiệm, thiết bị này đã lần lượt nâng cánh điện gió lên các góc 10 độ, 20 độ, 30 độ, xoay cánh, đi tới và lùi, vào cua. Sau đó, thiết bị đã vận chuyển cánh này từ bãi tập kết về công trường, dài khoảng 7,35 km, trong đó có 6,4 km đi trên quốc lộ 9.

Trên đường thử nhiệm, thiết bị 2 lần nâng cánh điện gió để vượt qua các chướng ngại vật như dây điện, nhà cửa, sau đó hạ cánh xuống để tiếp tục di chuyển.

Ông Brett Malcolm, Tổng giám đốc Công ty TNHH CEA Project, cho biết do lần đầu thử nghiệm tại Việt Nam nên việc vận hành thiết bị cần cẩn trọng, thực hiện từng bước và chậm nhất có thể để đảm bảo an toàn. Buổi thử nghiệm bắt đầu lúc 10h và kết thúc khoảng 15h, với kết quả an toàn.

Thử nghiệm thiết bị nâng hạ cánh trụ điện gió
Thiết bị nhập khẩu từ Đức, nâng cánh quạt lên cao, giúp vận chuyển cánh quạt điện gió qua các góc cua hẹp, nhiều chướng ngại vật. Ảnh: Quang Hà

Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị, ông Lê Thành Hùng cho hay đoàn công tác thống nhất cấp phép để lưu thông thiết bị FTV550 Blade Lifter. Tuy nhiên, đơn vị vận chuyển phải bổ sung phương án nâng hạ cánh. Sau khi kết thúc vận chuyển, thiết bị phải được kiểm tra an toàn toàn diện mới được thực hiện chuyến tiếp theo.

Huyện Hướng Hóa và Đăkrông có 29 dự án điện gió với tổng công suất 1.100 MW. Các dự án này đang chạy đua với thời gian để phát điện vào tháng 11/2021 nhằm hưởng giá phát điện ưu đãi.

Nguồn: Vnexpress.net

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục