Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An: Ưu tiên dự án điện gió ngoài khơi

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An: Ưu tiên dự án điện gió ngoài khơi

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) xác định năng lượng là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn nhiệm kỳ này. Cùng với du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, điện gió ngoài khơi được tỉnh ưu tiên mời gọi đầu tư.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An: Ưu tiên dự án điện gió ngoài khơi

Về chủ trương đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khẳng định, luôn sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư tiềm năng thực sự đến đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi.

Trả lời PV Thanh Niên về khả năng phát triển ngành năng lượng mới, cũng như các chính sách được ưu tiên nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An cho biết: Thực hiện kết luận số 76-KL/TW, ngày 28.11.2013 của Bộ Chính trị, Bình Thuận đã ban hành, triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển năng lượng, từng bước hình thành trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia. Các tiềm năng về năng lượng tái tạo được phát huy tốt hơn, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao, đây là động lực chính thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Trong giai đoạn 2016 – 2021, giá trị sản xuất và phân phối điện tăng bình quân 25,5%/năm. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 47 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 6.480 MW, tổng sản lượng điện 33 tỉ kW/năm, đã góp phần đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và đảm bảo an ninh năng lượng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với kết quả của Hội nghị COP26 được diễn ra trong tháng 11.2021 tại Glasgow (Vương quốc Anh) và cam kết của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây là cơ hội lớn để Bình Thuận đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là điện gió ngoài khơi, bởi Bình Thuận có nhiều tiềm năng về bức xạ mặt trời, năng lượng gió.

Để phát huy lợi thế, tiềm năng về năng lượng tái tạo, ngày 12.8.2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) có kế hoạch số 21, triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đã xác định:

“Ưu tiên đầu tư, khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”.

Tỉnh ủy (khóa XIV) tiếp tục ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31.12.2021 về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định, tiếp tục phát triển ngành công nghiệp năng lượng trở thành ngành kinh tế chủ lực, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ưu tiên điện gió ngoài khơi và điện khí hóa lỏng LNG. Đây là định hướng quan trọng để tiếp tục phát huy hiệu quả, khơi dậy tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh và phù hợp với xu thế phát triển năng lượng sạch hiện nay.

PV: Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về chiến lược phát triển năng lượng, trong đó chọn ưu tiên triển khai các dự án ngoài khơi, Bình Thuận sẽ cụ thể hóa chính sách như thế nào?

Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới nhưng rất hiệu quả về mặt kinh tế cũng như phát huy bền vững tài nguyên thiên nhiên. Với chiều dài bờ biển 192 km, tốc độ gió cao và ổn định trên vùng biển, Bình Thuận rất thích hợp để phát triển điện gió ngoài khơi. Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư đã và đang tiến hành khảo sát, đề xuất phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận. Bình Thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, không gian biển để nghiên cứu, khảo sát tiềm năng, đề xuất dự án đầu tư, nhất là điện gió ngoài khơi, điện khí hóa lỏng LNG, sản xuất năng lượng Hydrogen. Bình Thuận kiến nghị Chính phủ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VIII, đồng thời đề xuất Chính phủ xem xét, cho thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi như dự án Thăng Long Win của Tập đoàn Enginer Interprize (3.400 MW, tổng vốn đầu tư 11,9 tỉ USD); dự án điện gió Tuy Phong của Tập đoàn Orsted và T&T (4.600 MW, 15 tỉ USD), dự án điện gió AMI AC Bình Thuận của Công ty AMI AC Renewable (1.800 MW, 5 tỉ USD)… Bình Thuận sẽ “đồng hành” cùng doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện chủ trương không chấp thuận đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời ở những khu vực sản xuất nông nghiệp thuận lợi, những khu vực ven biển có tiềm năng phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, phát triển đô thị.

Thanhnien.vn

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục