ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/viqisapahosting/public_html/khangducconst.com/wp-includes/l10n.php on line 838
https://khangducconst.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Tiêu thụ điện lập kỷ lục do nắng nóng, năng lượng tái tạo 'bùng nổ' thách thức hệ thống vận hành - Khang Duc Investment & Construction JSC

Tiêu thụ điện lập kỷ lục do nắng nóng, năng lượng tái tạo ‘bùng nổ’ thách thức hệ thống vận hành

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Tiêu thụ điện lập kỷ lục do nắng nóng, năng lượng tái tạo ‘bùng nổ’ thách thức hệ thống vận hành

Phụ tải của toàn hệ thống đạt xấp xỉ 45.528 MW, vận hành hệ thống điện có nhiều thách thức khi tỉ trọng nguồn điện tái tạo ngày càng tăng.

Đại diện A0 chỉ ra những thách thức trong phát triển nguồn điện năng lượng táo tạo, chuyển dịch năng lượng
Đại diện A0 chỉ ra những thách thức trong phát triển nguồn điện năng lượng táo tạo, chuyển dịch năng lượng

Thông tin trên được nêu ra tại tọa đàm “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam” do báo Công Thương và GE Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22-6. 

Theo ông Nguyễn Đức Ninh – giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), nắng nóng kéo dài và liên tục đã khiến hệ thống điện Việt Nam lập những kỷ lục tiêu thụ mới. 

Cụ thể, ngày 21-6 sản lượng điện tiêu thụ cả nước đạt gần 900 triệu kWh, trong đó miền Bắc hơn 458 triệu kWh, miền Trung trên 79 triệu kWh và miền Nam gần 360 triệu kWh. 

Theo đó, phụ tải của toàn hệ thống đạt xấp xỉ 45.528 MW, riêng phụ tải miền Bắc đạt đỉnh là gần 23.000 MW; miền Trung là 4.254,7 MW và miền Nam đạt 19.135,6 MW. Tại thời điểm này, hệ thống có khoảng 16.500 MW điện mặt trời và điện mặt trời mái nhà có nối lưới điện quốc gia.

Ông Ninh cho hay, sự phát triển bùng nổ điện mặt trời, điện gió trong 3 năm qua khiến vận hành hệ thống điện gặp nhiều thách thức. Hệ thống điện hiện hữu có công suất 45.000 – 46.000 MW, thì công suất điện tái tạo chiếm tỉ lệ gần 27%. 

Theo ông Hoàng Tiến Dũng – cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), nguồn điện gió, điện mặt trời đạt 20.670 MW, chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Sản lượng điện từ nguồn điện này đã đạt 31,5 tỉ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

“Việt Nam đồng thời phải thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện giảm thiểu các tác động môi trường của hoạt động phát điện, phụ tải tăng trưởng với tốc độ cao gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cùng các giải pháp kỹ thuật phức tạp” – ông Dũng nhìn nhận. 

Chỉ ra những thách thức trong vận hành hệ thống điện, ông Ninh cho rằng đó là tình trạng nghẽn mạch lưới truyền tải 110 kV, 220 kV hay 500 kV; tình trạng thừa năng lượng tái tạo và phải cắt giảm công suất nguồn điện này khi điện mặt trời, điện gió phát triển mạnh trong hơn 3 năm qua và được huy động lên hệ thống. 

Thêm vào đó, vấn đề cơ chế “thị trường dịch vụ phụ” cần phải sửa chính sách vận hành hệ thống và thị trường để nhìn nhận lại tổng thể về các “thị trường”. Chẳng hạn, chúng ta tới đây định làm thị trường điện thế nào? Sẽ áp dụng tính giá 1 vùng hay tính giá nhiều vùng?… 

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng phòng kinh tế năng lượng (Viện Năng lượng), cho rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đem lại nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Vì vậy, với công nghệ mới, giải pháp để tạo độ hấp dẫn đầu tư thì ngoài nguồn vốn hỗ trợ, cần hình thành khung khổ pháp lý cho các lĩnh vực được xác định là trụ cột. 

Đơn cử trong Quy hoạch điện 8 sẽ phát triển 7 GW điện gió ngoài khơi, thì cần cơ chế, chính sách để đạt được mục tiêu mạnh mẽ này. Khung khổ pháp lý sẽ là tiền đề thúc đẩy công nghệ, giải pháp trong chuyển đổi năng lượng. 

Lãnh đạo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo cho hay, trong dự thảo Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26. Cụ thể, cần khai thác tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện như nguồn khí tự nhiên, năng lượng tái tạo; giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than, không phát triển thêm sau năm 2030.

Xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch sử dụng than sang sử dụng LNG; các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa. 

Đẩy mạnh phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời, ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo cấp điện trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân sinh, các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, điện sinh khối, điện chất thải rắn và năng lượng tái tạo khác; đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả…

Nguồn: tuoitre.vn

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục