ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/viqisapahosting/public_html/khangducconst.com/wp-includes/l10n.php on line 838
https://khangducconst.com/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Điện thiếu, năng lượng tái tạo thừa công suất - Khang Duc Investment & Construction JSC

Điện thiếu, năng lượng tái tạo thừa công suất

theo dõi khang đức trên google news

Home >> Điện thiếu, năng lượng tái tạo thừa công suất

Ngành điện phải tính lũy tiến giá theo bậc để hạn chế người dân sử dụng điện vì nguồn cung thiếu.

Thế nhưng các loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời dù tiềm năng rất lớn lại loay hoay chưa thể phát triển xứng tầm để giải tỏa áp lực cho ngành này.Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Công thương nghiên cứu khuyến nghị của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trong quá trình tham mưu, quản lý phát triển điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác.

“Đỉnh” thiếu điện đã tới 

Trước đó, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khuyến nghị để điện gió phát triển xứng tầm, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, rất cần thiết phải xem xét có chính sách ưu tiên dài hạn. Đồng thời, có thêm ưu đãi để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào năng lượng tái tạo nói chung, điện gió nói riêng. Những khuyến nghị trên của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam bắt nguồn từ thực tế tình trạng thiếu điện đang xảy ra ngày càng trầm trọng, trong khi các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời vẫn chưa thể phát triển xứng với tiềm năng.

Theo Bộ Công thương, tình trạng thiếu điện sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2021, kéo dài tới 2025. Một số tính toán cho thấy với kịch bản tần suất nước bình thường (50%), lượng điện thiếu vào năm 2023 khoảng 1,8 tỉ kWh. Ở kịch bản tần suất nước 75%, do khô hạn nên sản lượng thủy điện sẽ thấp hơn khoảng 15 tỉ kWh một năm. Thế nên, đỉnh thiếu điện dự kiến sẽ rơi vào 3 năm 2021 – 2023, sản lượng điện thiếu hụt sẽ là khoảng 1,5 – 5 tỉ kWh. Các năm còn lại sẽ thiếu 100 – 500 triệu kWh. Một chuyên gia điện lực cho biết nguồn điện dự trữ đã được đưa vào sử dụng từ năm 2019 – 2020 và sẽ tiêu thụ hết năm nay nên sang 2021 thiếu là chắc chắn xảy ra.

Đáng nói, trong khi tình trạng thiếu điện đang ngày càng trở nên cấp bách thì một lượng lớn nguồn năng lượng tái tạo lại đang bị “ém” tại các nhà máy giảm phát công suất và các dự án lớn thì trì hoãn chưa triển khai.

Muốn nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng truyền tải điện, gỡ nút thắt cho điện gió, điện mặt trời, không còn cách nào khác ngoài việc khuyến khích DN tư nhân cùng tham gia truyền tải điện. DN chỉ đầu tư đường truyền tải, sau đó giao lại cho nhà nước quản lý, thu hồi vốn theo kiểu BOT nên không lo mất an toàn, an ninh năng lượng

TS Nguyễn Duy Khiêm (Trường ĐH Quy Nhơn)

Đơn cử theo báo cáo của Sở Công thương Ninh Thuận, đến nay đã có 15 dự án điện gió và điện mặt trời được đưa vào vận hành thương mại ở tỉnh này với tổng quy mô công suất 1.063 MW. Tuy nhiên, hiện có đến 9/15 dự án phải thực hiện giảm phát từ 30 – 60% công suất (công suất giảm phát khoảng 192,6 MW) để đảm bảo ổn định hệ thống truyền tải. Câu chuyện với điện gió cũng diễn ra tương tự. Tính đến hết quý 1/2020, có 78 dự án điện gió đã được đưa vào quy hoạch, với tổng công suất khoảng 4.800 MW; 11 dự án đã vận hành phát điện, với tổng công suất 377 MW. Số lượng dự án đã ký hợp đồng mua bán điện là 31 dự án với tổng công suất 1.662 MW. Còn khoảng 250 dự án với tổng công suất khoảng 45.000 MW đang đề nghị bổ sung quy hoạch nhưng hiện vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Theo thanhnien.vn

Rate this post

Bài viết cùng chuyên mục